Các vùng hát then Hát then

Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, các vùng hát then phổ biến của dân tộc Choang bao gồm: Bách Sắc, Hà Trì, Liễu Châu, Quế Lâm, Hạ Châu, Nam Ninh, Lai Tân, Quý CảngNgô Châu đều thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Chất then dân tộc Choang mượt mà nhưng lại vang vọng, khác với then Việt Nam.

Tại Việt Nam

Năm 2018 có 16 địa phương sở hữu hát then. Trung tâm hát then ở 13 tỉnh miền núi phía Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Hiện tại đã xuất hiện hát then ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh khi người Tày và người Nùng di cư đến.[1]

Mỗi vùng làn điệu then lại có những nét độc đáo riêng:

  • Then Cao Bằng dìu dặt tha thiết
  • Then Lạng Sơn tươi vui, rộn Ràng
  • Then Tuyên Quang dồn dập như thúc quân ra trận
  • Then Hà Giang nhấn nhá từng tiếng một
  • Then Bắc Kạn như chuyện kể thầm thì

Nghi lễ then của người Tày (tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang) và người Nùng (tại các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Việt Nam.[2][3] [4][5]